Báo lá cải & sự kiện Yellow Journalism Kiến_thức_truyền_thông

Vào thế kỉ 17, báo chí ra đời, là phương tiện đầu tiên cung cấp thông tin cho số lượng lớn với giá thành rẻ. Nhưng mục đích của báo chí không chỉ là cung cấp thông tin mà còn để làm ra tiền. Như khẩu hiệu trên báo The New York Sun: "Mục tiêu của tờ báo này là để đưa ra trước công chúng thông tin của mỗi ngày với 1 giá cả phù hợp với mọi người và đồng thời cung cấp một phương tiện truyền thông cho quảng cáo".

Nhiều người lúc đó đã bắt đầu quan ngại rằng báo chí có thể quá tập trung vào quảng cáo và đánh mất đi mục tiêu ban đầu của mình. Điều này đã thật sự xảy ra vào thế kỉ 18 khi hai tờ báo the New York World và the New York Journal đối đầu với nhau. Cả hai đều muốn nâng cao doanh số bán báo của mình để thu hút nhiều hơn các hợp đồng quảng cáo lớn. Vì vậy cả 2 tờ báo không còn tập trung vào việc cung cấp thông tin cho người đọc mà làm sao để nhiều người đọc hơn để từ đó tăng doanh thu.

Hiện tượng này gọi là Yellow Journalism, hiện nay tại Việt Nam thường được gọi là hình thức báo chí này là Báo lá cải.

Theo Luật báo chí Việt Nam 2016, “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.

Nhưng mục đích của báo chí ngoài cung cấp thông tin ra thì còn để kiếm tiền. Báo chí chính là “một phương tiện cung cấp thông tin với số lượng lớn với giá cả hợp lý”. Và bất cứ khi nào, nếu người dùng không phải trả tiền để sử dụng sản phẩm của họ thì chính người dùng sẽ là hàng hóa của họ. Để gia tăng doanh số, các tờ báo cần gia tăng lượng view, cách đơn giản nhất là sử dụng các tiêu đề giật tít, phóng đại các cuộc phỏng vấn, phóng đại các câu chuyện, định hướng hình ảnh cho các ngôi sao, tạo ra dư luận, xu hướng tiêu dùng để ra mắt một sản phẩm nào đó,… Thậm chí đưa tin xung quanh những chủ đề giật gân gây sự tò mò cho mọi người như câu chuyện về cuộc sống của người nổi tiếng, tội phạm, người ngoài hành tinh,…

Đối với Báo lá cải cái họ truyền tải thông điệp là một câu chuyện, không phải một thông tin.

Thật trùng hợp khi bộ não của con người cũng rất thông minh và linh hoạt, nó sẽ chỉ thích tiếp nhận những thứ nó thích và nó muốn, hay đơn giản hơn con người thường tin vào những thứ mà họ muốn tin - đây gọi là Thiên hướng thừa nhận.  Thiên hướng thừa nhận là một loại thiên kiến nhận thức mà một người sẽ ủng hộ những niềm tin sẵn có của mình hoặc những thành kiến trước đây. Chính vì vậy, hiện nay khi mở Facebook lên, con người sẽ thấy newsfeed của họ sẽ hiện lên những thứ họ thích và họ nghĩ đến. Thậm chí Facebook nói chung và hầu như tất cả các mạng xã hội, Google, các trang báo,… đã nhận diện được sở thích, thói quen tiêu dùng của mọi người, chi tiết cụ thể đến mức chỉ cần họ nghĩ hoặc nói với ai đó về một sản phẩm gì đó hoặc ví dụ có ý định mua một chiếc xe, tất cả những thứ liên quan đến chiếc xe sẽ hiện lên trong không gian mạng internet của người đó như gara ô tô, dịch vụ bảo hiểm, rửa xe, phụ kiện cho xe, … Việc con người thấy gì trên internet phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độ tuổi, giới tính, thói quen tiêu dùng, sở thích, chủ đề người đó hay quan tâm,… có thể tưởng tượng ở thời đại số, mỗi người đã được mã hóa thành một tập thông tin quan trọng. Đây cũng lí giải cho việc tại sao ngày càng có những ứng dụng “hoàn toàn miễn phí”.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiến_thức_truyền_thông http://works.bepress.com/reneehobbs/11/ http://www.jordantimes.com/news/local/jordan-makin... http://www.jordantimes.com/opinion/bayan-tal/criti... http://time.com/4730440/taiwan-fake-news-education... http://www.media4u.cz/mav/9788087570395.pdf http://www.euromedialiteracy.eu/ http://webarchive.loc.gov/all/20150114214920/http:... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3377317 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22736807 http://www.darecollaborative.net/